Công ty đã lỗ ròng trong 3 tháng kết thúc vào ngày 30/6, vượt qua mức lỗ ròng 718 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, doanh thu tăng lên 180 triệu USD.
Phần lớn doanh thu của Grab đến từ mảng gọi xe, tăng 128% lên 118 triệu USD; mảng giao hàng tăng 92%, đạt 45 triệu USD; trong khi mảng dịch vụ tài chính đóng góp 6 triệu USD.
Grab dự kiến sẽ báo cáo doanh thu thuần đã điều chỉnh cấp tập đoàn từ 2,1 – 2,2 tỷ USD cho cả năm, giảm so với mức 2,3 tỷ USD dự kiến ban đầu hồi tháng 4. Tổng giá trị hàng hoá cả năm cũng chỉ ước đạt từ 15 – 15,5 tỷ USD, so với dự báo trước đó 16,7 tỷ USD.
Công ty có trụ sở tại Singapore cho biết "vẫn thận trọng trước sự không chắc chắn mới, với việc hạn chế di chuyển tại Đông Nam Á", và dự đoán một số quốc gia thị trường sẽ kéo dài thời gian đóng cửa một phần hoặc toàn bộ.
"Mặc dù khối lượng di chuyển có thể vẫn yếu trong quý 3 khi các biện pháp hạn chế được áp dụng, nhưng điều này đã được bù đắp nhiều hơn bởi hoạt động kinh doanh giao hàng", Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Anthony Tan cho biết. Ông nói thêm rằng, Grab có vị thế tốt để nắm bắt nhu cầu phục hồi và di chuyển một khi các biện pháp hạn chế được giảm bớt.
CEO Grab lưu ý thêm rằng tỷ lệ tiêm chủng của cộng đồng tài xế "cao hơn đáng kể" so với tỷ lệ tiêm chủng trên trên số tại các quốc gia công ty hoạt động. Ví dụ tại Singapore, 92% tài xế Grab đã tiêm ít nhất một liều, so với 84% trung bình dân số (tính đến 11/9).
Tính đến cuối tháng 6, Grab có 5,3 tỷ USD tiền và tương đương tiền, tăng từ mức 3,7 tỷ USD vào cuối năm 2020. Tổng dư nợ 2,1 tỷ USD.
Kết quả quý 2 được công bố khi Grab chuẩn bị ra mắt công chúng tại Mỹ thông qua một Công ty Mua lại có Mục đích Đặc biệt (SPAC) Altimeter Growth. Thương vụ sáp nhập trị giá 39,6 tỷ USD dự kiến sẽ hoàn thành trong quý 4. Thoả thuận đã bị hoãn lại từ quý 3 do GRAB đang tiến hành rà soát lại tài chính của mình.
Theo Nhịp sống kinh tế