Giá nông sản ngày 9/7: Cà phê quay đầu tăng
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 41.300 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 41.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.700 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.700 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.600 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 41.700 đồng/kg, 41.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.700 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 41.200 - 41.800 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 1.981 USD/tấn sau khi tăng 1,9% (tương đương 37 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 220,45 US cent/pound, tăng 0,71% (tương đương 1,55 US cent).
Ảnh minh họa. Ảnh: Trần Hiếu
Giá nông sản ngày 9/7: Tiêu tiếp tục giảm 500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay giảm 500 đồng/kg xuống mức 68.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay cũng giảm 500 đồng/kg xuống 70.500 đồng/kg.
Tại tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay đồng loạt giảm 500 xuống mức 67.500 đồng/kg.
Còn tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay giảm đi ngang, hiện được thu mua với mức 69.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 67.500 - 70.500 đồng/kg.
Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm được cho là nguyên nhân chính dẫn đến đà đi xuống của giá tiêu thời gian qua.
Cuộc xung đột diễn ra ở Ukraine, cộng với việc Trung Quốc kiên trì chính sách Zero Covid và lạm phát cao tại nhiều quốc gia đã khiến nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu giảm khoảng 40.000 - 50.000 tấn từ đầu năm cho đến nay.
Mặc dù xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc đang ấm dần lên nhưng các chuyên gia dự báo giá tiêu chưa thể tăng trở lại trong ngắn hạn, thậm chí có thể tiếp tục giảm. Nguyên nhân là bởi thị trường đang xuất hiện một số yếu tố gây bất lợi cho sự phục hồi của giá tiêu.
Với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu tiêu sang thị trường này tuy đã tăng trở lại nhưng vẫn còn “bấp bênh”. Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn đang duy trì chính sách “Zero Covid” và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa, phương tiện… nhằm phòng, chống dịch tại các cửa khẩu biên giới.
Vì vậy các hoạt động giao thương có nhiều hạn chế và vẫn chưa thể trở lại trạng thái bình thường. Điều đáng quan ngại là hiện nay phần lớn hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn đi theo đường tiểu ngạch vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Do đó, các chuyên gia cho rằng, để xuất khẩu hồ tiêu bền vững vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản và sớm chuyển dần sang xuất khẩu chính ngạch.