Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam giá heo hơi được thu mua với mức 50.000 đồng/kg.
Tại Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thái Bình giá heo hơi ở mức 49.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ giá heo hơi đang ở mức thấp nhất cả nước 47.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 47.000 - 50.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 22/9/2021: 2 miền Trung - Nam biến động 1.000 đồng/kg. Ảnh: Hoàng Phương
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị giá heo hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 51.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế giá heo hơi đang ở mức cao nhất toàn miền 52.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định giá heo hơi được thu mua với mức 49.000 - 48.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 48.000 - 52.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 51.000 đồng/kg.
Ngược lại, tại tỉnh Bến Tre giá heo hơi lại báo giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 50.000 đồng/kg.
Các địa phương như Đồng Nai, Long An, An Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Tiền Giang, Vũng Tàu giá heo hơi ở mức 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Vĩnh Long, Kiên Giang giá heo hơi được thu mua với mức 50.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng giá heo hơi ở mức thấp 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 49.000 - 52.000 đồng/kg.
Chị Mai Thị Tuyết, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, buồn bã than: “Sau trận càn quét của bệnh dịch tả heo châu Phi, cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi tôi thường mua họ không bán gối đầu nữa, mà phải trả tiền liền. Giá thức ăn tăng quá nhiều đợt, nuôi heo mà thấy nản. Mấy tháng nay, heo hơi trên thị trường xuống rất thấp, heo đẹp họ mua chừng 50.000 đồng/kg. Đến lúc này tôi cũng không thể cầm cự nỗi. Còn bầy heo tơ, đợi kêu lái bán xong rồi nghỉ luôn, tìm con vật khác mà nuôi, may ra có lời chút đỉnh”.
Sự mất cân đối giữa chi phí đầu tư và giá sản phẩm khiến người chăn nuôi heo chịu áp lực lớn. Bà Nguyễn Thị Sáu, ở xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Ở nông thôn, ngoài công việc đồng áng thì chăn nuôi heo, gà, vịt đem về nguồn thu phụ giúp trang trải thêm cuộc sống hàng ngày. Nhưng đó là hồi xưa, chứ bây giờ chăn nuôi vừa lo dịch tả heo châu Phi quay lại, vừa đối mặt rủi ro thua lỗ vì chi phí tăng cao. 2 tháng nay, đàn heo trong chuồng vẫn chưa xuất bán được. Một phần vì giá rẻ, một phần vì dịch Covid-19 nên lái họ ép thấp xuống hơn giá thị trường nên tôi không muốn bán vì lỗ”.
Theo thống kê, giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu đi lên từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021 đến nay càng tăng mạnh. Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi được coi là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên, tiếp đến là những người chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ.
Có thể thấy, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành chăn nuôi đang chịu rất nhiều ảnh hưởng. Giá đầu ra các sản phẩm bị giảm mạnh, vật tư đầu vào phục vụ chăn nuôi lại tăng nhanh. Trước tình hình này, người chăn nuôi, cơ sở kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi, thú y rất cần được sự quan tâm, hỗ trợ tháo gỡ nhanh chóng các khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo lượng gia súc, gia cầm cung ứng thời gian tới. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm chuẩn bị bước vào giai đoạn khởi động chăn nuôi phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2022.