Không cắt trước khi rửa
Người đang uống thuốc trị bệnh tim không ăn súp lơ. Nguồn ảnh: Internet
Súp lơ thường có những con sâu hoặc bọ nhỏ nằm lẫn bên trong, vì vậy không nên cắt nhỏ rau rồi mới rửa. Cần rửa trực tiếp dưới vòi nước, hoặc cẩn thận hơn có thể ngâm chúng trong nước muối 5-10 phút, nếu có sâu bọ sẽ dễ dàng loại bỏ trong nước.
Thời điểm chọn ăn súp lơ
Bất kì loại rau củ nào đều cần thu hoạch đúng mùa vụ để đảm bảo chất lượng tốt nhất, bông súp lơ trắng và xanh lại có thời điểm thu hoạch chênh lệch nhau. Súp lơ trắng được thu hoạch chủ yếu từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 4 năm sau. Súp lơ xanh có thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10 hàng năm. Do đó khi chọn mua nên chọn vào đúng mùa của từng loại súp lơ để đảm bảo độ tươi ngon nhất cho món ăn.
Người đang uống thuốc trị bệnh tim không ăn súp lơ
Nếu tiêu thụ quá nhiều súp lơ những thực phẩm này trong khi dùng thuốc digitalis (còn được gọi là digoxin có nguồn gốc từ thực vật được chiết xuất từ cây mao địa hoàng có tác dụng trong việc chữa bệnh suy tim), nó sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
Người đang uống thuốc loãng máu không ăn súp lơ
Không ăn bông cải xanh khi uống thuốc làm loãng máu. Vitamin K được tìm thấy với hàm lượng lớn trong những loại thực phẩm như bông cải xanh. Nếu bạn sử dụng thuốc chứa warfarin làm loãng máu và trong chế độ ăn hôm ấy lại có bông cải xanh đi kèm thì vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân là hàm lượng vitamin K cao có thể làm bất hoạt warfarin, gây nguy cơ tăng đông máu nên cực nguy hiểm cho người bệnh.
Do vậy, khi dùng thuốc làm loãng máu tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm như cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh và đậu xanh…
Không chế biến ở nhiệt độ cao
Đối với súp lơ, bạn không nên nấu quá kỹ bởi sẽ làm mất nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm. Hơn nữa, khi nấu kỹ, rau sẽ chuyển sang màu vàng úa, trông không hấp dẫn.
Theo các chuyên gia, nếu chế biến súp lơ xanh ở nhiệt độ cao thì nhiều thành phần vitamin, đặc biệt là nhóm chất ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm, hoặc mất hết tác dụng.
Khi chế biến bông cải xanh, chú ý tận dụng cả lá, cuống (lột bỏ phần vỏ ngoài) để hấp, xào… Điều này sẽ giúp bạn không lãng phí nguồn chất đáng quý.
Cần chú ý, không ăn bông cải xanh khi uống thuốc làm loãng máu. Vitamin K được tìm thấy với hàm lượng lớn trong những loại thực phẩm như bông cải xanh. Nếu bạn sử dụng thuốc chứa warfarin làm loãng máu và trong chế độ ăn hôm ấy lại có bông cải xanh đi kèm thì vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân là hàm lượng vitamin K cao có thể làm bất hoạt warfarin, gây nguy cơ tăng đông máu nên cực nguy hiểm cho người bệnh.
Do vậy, khi dùng thuốc làm loãng máu tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm như cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh và đậu xanh…
Góp phần gây ra bệnh gout
Súp lơ được xem như là loại thực phẩm tốt cho cơ thể với hàm lượng dinh dưỡng cao và cung cấp đủ nước. Tuy nhiên, súp lơ lại chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout.